Hiện nay, việc phát hiện và phát triển năng khiếu cho trẻ không phải vấn đề lớn. Tuy nhiên cần có sự nhìn nhận đúng đắn để có những định hướng đúng phù hợp cho sự phát triển của trẻ.
Trong
các chương trình giáo dục hiện nay, việc chỉ chú trọng đến các môn học văn hóa
trên lớp mà thiếu việc phát triển, định hướng và giáo dục cho trẻ nhỏ về các
môn năng khiếu là điều cần phải sớm được nhìn nhận lại và khắc phục vì nó ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của trẻ nhỏ.
Phát triển năng khiếu để phát triển
toàn diện cho trẻ
Năng
khiếu là tập hợp những tư chất bẩm sinh, những nét đặc trưng, đặc thù làm tiền
đề bẩm sinh cho tài năng. Năng khiếu mang những khuynh hướng đầu tiên tạo điều
kiện cho tài năng hình thành và phát triển. Tuy nhiên có năng khiếu không đồng
nghĩa với việc sẽ giỏi như thiên tài. Năng khiếu chỉ là một dấu hiệu của tài
năng. Có năng khiếu không phải cứ để vậy mà có thể thành tài năng, cần phải qua
quá trình rèn luyện để nâng cao trình độ, trở thành tài năng hữu ích.
Xã
hội ngày càng phát triển, đã dần xa cái thời mọi nguồn kiến thức thu nhỏ lại từ
những cuốn sách. Hiện nay, kênh thông tin trí thức được mở rộng vô cùng rộng lớn,
trên truyền hình, báo chí, các phương tiện truyền thông, internet… sự tiếp cận
tri thức được nhìn nhận ra rằng quan trọng nhất là ở sự chủ động của con người.
Sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa trên thế giới, sự đổi mới của thời đại
cũng tác động rất lớn đối với sự phát triển chung của xã hội. Trong sự vận động
để phát triển và hoàn thiện, con người cần phải biết thích ứng, linh hoạt trong
sự biến đổi không ngừng.
Đối
với con trẻ - tương lai của mỗi gia đình và đất nước. Để đánh giá đúng về việc
giáo dục cũng như khả năng phát triển đến giới hạn của trẻ, cần phải nói đến
hai từ “năng động”. Chính vì vậy, việc phát triển năng khiếu cho trẻ có thể xem
là một trong những vấn đề cốt yếu để con trẻ có thể phát triển toàn diện nhất.
Trong
xu thế hội nhập, bộ mặt nền kinh tế - xã hội ngày càng có chuyển biến rõ nét
hơn, có thể thấy rằng nếp sống sinh hoạt, văn hóa tinh thần, nếp sống vui chơi
giải trí của thế hệ xưa và nay cũng có nhiều khác biệt. Trẻ em cũng vậy, trẻ em
ngày xưa tự do phát triển nhưng hai chữ tự do “luôn nằm trong khuôn phép”, còn
trẻ em ngày nay lại thiếu không gian và thời gian để thực sự nhìn nhận bản thân
cần gì và muốn gì. Trẻ em xưa được nghỉ hè nhiều để vui chơi, hòa mình cùng
thiên nhiên còn trẻ em ngày nay ngày nghỉ cũng phải tận dụng học thêm, những
ngày hè cũng vậy. Trẻ em xưa vui thú cùng thiên nhiên còn trẻ em ngày nay lại
vùi đầu vào những trò công nghệ, điện tử. Trẻ em xưa cứ tha hồ mà dầm mưa dãi
gió, trẻ em nay ra đường là bao điều đáng lo, đáng ngại.…
So
sánh về chuyện trẻ em xưa và nay không nhằm mục đích gì mà chỉ đưa ra nhận định
rằng môi trường để giáo dục, phát triển nhân cách con người đã hoàn toàn thay đổi,
tư duy cũng mang dáng dấp của sự cách biệt thế hệ. Cho nên giáo dục con trẻ
cũng cần có sự đổi mới, phù hợp với hoàn cảnh xã hội. Và có thể khẳng định,
trong thời đại 4.0 này, trẻ nhỏ không có được không gian phát triển như thế hệ
trước thì cũng cần có một hướng phát triển khác tích cực và phù hợp với môi trường
hiện đại. Chính xác hơn, trong thời đại này, muốn có sự phát triển toàn diện
thì việc phát hiện năng khiếu và phát triển năng khiếu ở trẻ là vô cùng thiết
thực.
Phát hiện năng khiếu ở trẻ không hề
khó
Các
bậc làm cha làm mẹ chỉ cần quan sát những hoạt động bình thường của con trẻ
hàng ngày, biết được các con yêu thích gì, quan tâm gì hay chú trọng cái gì hơn
thì sẽ biết được sở thích đồng thời là nền tảng năng khiếu ở mỗi trẻ.
Những
bé có năng khiếu về trí tuệ thì rất hứng thú về tính toán, luôn ưa thích tìm hiểu
hay muốn hỏi cặn kẽ về các sự việc diễn ra xung quanh, bé sẽ học rất nhanh và
hiểu rất thông, bé sẽ dành thời gian để học nhiều hơn. Những bé có năng khiếu về
thể thao thì lại ưa vận động, thích chơi những môn thể thao. Những bé có năng
khiếu về âm nhạc thì lại thích ca hát, chỉ cần nghe thấy tiếng nhạc là lại hứng
khởi, yêu đời nhảy múa....Và vì là trẻ con, việc giấu giếm cảm xúc là điều
không thể, chính vì vậy có thể nói rằng việc phát hiện năng khiếu ở trẻ là rất
dễ dàng.
Nên phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu
cho con từ sớm
Vì
sao muốn phát triển năng khiếu cho trẻ phải bồi dưỡng từ rất sớm? Nếu được phát
hiện năng khiếu từ sớm thì việc rèn giũa để ngày càng phát triển và tỏa sáng có
ý nghĩa thiết thực vô cùng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Theo rất
nhiều nghiên cứu đưa ra được quan điểm rằng, càng lớn năng khiếu của con trẻ sẽ
dễ bị thui chột đi nếu không được phát hiện và bồi dưỡng kịp thời. Cũng theo thống
kê của nghiên cứu khoa học, 12 năm đầu đời của trẻ nhỏ là khoảng thời gian nhìn
nhận và đánh giá để định hướng năng khiếu của trẻ một cách trọn vẹn nhất. Khi
trẻ còn nhỏ, phụ huynh nên lưu tâm xem trẻ có hứng thú đặc biệt với lĩnh vực
nào để tạo điều kiện cho con phát triển thêm ở lĩnh vực đó.
Hiểu con để bồi dưỡng năng khiếu
đúng cách
Những
đứa trẻ tuy còn nhỏ nhưng cũng đã biết nhìn nhận sự vật, sự việc cùng những tác
nhân bên ngoài xã hội. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân
cách của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, ngay cả việc phát hiện năng khiếu của con trẻ
cũng cần được diễn tiến theo đúng cách, không nên gò ép trẻ nhỏ phát triển theo
khuôn mẫu mà hãy nên để tự thân trẻ có sự vận động và phát triển.
Năng
khiếu không đồng nghĩa với tài năng hay thiên tài, năng khiếu chỉ là phần nền để
hình thành tài năng. Do vậy, các vị phụ huynh không nên đặt nặng việc phát triển
năng khiếu của con theo chiều hướng bắt con học thật nhiều, rèn luyện thật nhiều
để thành thiên tài hay ngôi sao…
Cần
nhất là sự lưu tâm đến những gì trẻ thể hiện để vạch hướng phát triển. Cho con
trẻ phát triển năng khiếu một cách đúng đắn sẽ giúp cho trẻ tự tin hơn, năng động
hơn, giao tiếp xã hội tốt hơn, kỹ năng sống cũng từ đó là tốt hơn. Hãy lắng
nghe con trẻ bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân, xây dựng nền tảng phát triển một
cách tốt nhất. Không nên kỳ vọng nhiều, đặt áp lực lên trẻ. Phát triển năng khiếu
cho trẻ là hãy để trẻ được sống với chính mình, để trở thành con người chân thật,
con người tốt bụng trước khi trở thành người tài năng.
Những biểu hiện nhận biết năng khiếu
ở trẻ:
Ngay
từ những năm đầu đời, trẻ đã có những dấu hiệu tài năng về các lĩnh vực. Tuy
nhiên, nếu bố mẹ không chú tâm và để ý đến, những dấu hiệu và năng khiếu không
được phát hiện và mất dần khi trẻ lớn lên.
Để
phát hiện sớm năng khiếu bẩm sinh ở trẻ, các bậc cha mẹ phải luôn luôn để ý,
quan sát kỹ lưỡng những cử chỉ hành động của trẻ ngay từ những năm đầu tiên, để
có sự phán đoán chính xác nhất.
Một số dấu hiệu thường thấy ở trẻ
như:
Năng khiếu âm nhạc:
-
Trẻ rất thích thú với các loại âm thanh của các nhạc khí dù là chỉ mấy tháng tuổi.
-
Khi tiếng nhạc cất lên lập tức thôi quấy khóc.
-
Ngón tay tương đối dài, đặc biệt là ngón tay trỏ và út.
-
Biết phát âm, nói sớm hơn so với những đứa trẻ khác.
-
Trên dưới 1 tuổi có thể tập trung tinh thần nghe ca khúc và có thể phản ứng với
những ca khúc vui, buồn…
Năng khiếu toán học:
-
Trẻ biểu hiện sớm khi mới tập nói đã có thể đếm số tới hàng trăm không nhầm lẫn.
Biết phân biệt lớn nhỏ, dài ngắn, nhiều ít …
-
Biết tính toán sớm: ở tuổi mẫu giáo, chưa biết chữ, có thể tính nhẩm, cộng trừ
nhân chia.
-
Khả năng học hỏi nhanh.
-
Đặc biệt, có trẻ chưa biết chữ đã biết chơi cờ vua, chơi ô ăn quan, giải đố…
Năng
khiếu văn học:
-
Trẻ thích nghe hát ru ngủ, sớm biết lạ, biết theo, sớm biết nói, phát âm đúng.
-
Trí nhớ tốt hơn hẳn trẻ cùng lứa tuổi, có thể thuộc hàng chục bài thơ, bài vè,…
-
Trí tưởng tượng tốt.
Năng khiếu thể thao, múa:
-
Trẻ hoạt bát, phản ứng nhanh nhạy, hiếu động, sớm biết đứng, biết đi.
-
Cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai và linh hoạt hơn so với trẻ khác cùng lứa tuổi.
-
Đặc biệt, trẻ có năng khiếu về múa thường có cổ, đùi, cánh tay tương đối dài,
hay bắt chước những nghệ nhân, các bài nhảy.
Năng khiếu bẩm sinh hội hoạ:
-
Rất sớm hứng thú với màu sắc và tranh ảnh
-
Có khả năng chú ý và quan sát đồ vật tốt.
Nguồn: DayConThongMinh.com